Ngày nay, chúng ta thường hay sử dụng chồng chéo giữa hai thuật ngữ "Võ tự do" và "Võ tổng hợp". Thậm chí, nhiều tờ báo lớn vẫn dùng từ "Võ tự do" để nói về MMA hiện đại. Liệu cách dùng từ này có thực sự chuẩn xác?
Con đường MMA VN (Phần 1): MMA cho người Việt, có nhất thiết phải đổ máu?
Con đường MMA VN (Phần 2): Sức hút và tính tất yếu của MMA
Sự nhầm lẫn trong việc sử dụng từ ngữ "Võ tự do" và "Võ tổng hợp" có lẽ bắt nguồn từ nhầm lẫn trong những vấn đề sau: Võ tự do của người Việt Từ khoảng đầu những năm 1920 - trước năm 1975, người Việt tồn tại một thể thức võ thuật được gọi là "Võ Tự Do". Thế nhưng, dựa vào các sử liệu đáng tin cậy, có thể thấy rằng "Võ Tự Do" của người Việt thời điểm đó phần nhiều giống luật thi đấu của Muay Thái ngày nay: bao gồm đầy đủ đấm - đá - chỏ - gối, vật ngã. Thế nhưng, Võ Tự Do Việt Nam vẫn không tồn tại các kỹ thuật ground fight (địa chiến). [caption id="attachment_96657" align="aligncenter" width="800"] Một tận "Võ Tự Do" tại Việt Nam thế kỉ trước.[/caption] Cũng theo các tài liệu lịch sử này, "Võ Tự Do" của người Việt thực chất là cách gọi thể thức thi đấu "Võ đài thi đấu tự do", với chữ "Tự do" này là "Tự do thi đấu giữa các môn phái", đa phần là Võ cổ truyền Việt Nam và võ sĩ của các bộ môn ngoại lai như quyền Anh, quyền Thái... Chữ "Tự do" này không ám chỉ sự đầy đủ trong kỹ thuật, mà ám chỉ sự rộng mở trong đối tượng tham gia. Tuy vậy, có thể nói rằng "Võ Tự Do" tại thời điểm đó đã là một luật đấu hết sức "thoáng" và cho phép nhiều bộ môn, nhiều trường phái võ thuật thể hiện sức mình. Võ tự do - tổng hợp của các dân tộc khác Sự tổng hợp và đa đạng đòn thế là một phần tất yếu tỏng sự phát triển của võ thuật nhân loại, chúng ta có thể thấy điều này khi tìm hiểu võ thuật ở nhiều vùng đất cách biệt nhau. [caption id="" align="aligncenter" width="801"] Một bức tượng cổ khắc họa bộ môn Pankration.[/caption] 600 năm trước Công Nguyên, bộ môn Pankration đã xuất hiện tại Hi Lạp, trở thành một bộ môn thi đấu chính thức trong Olympic cổ đại và được biết đến như "một sự kết hợp giữa đấm bốc và đấu vật". Đây cũng được xem là môn võ thuộc nhóm hybrid (tổng hợp) đầu tiên của loài người. Tại Nam Mỹ, bộ môn thể thao đối kháng Vale Tudo cũng đặc biệt phát triển suốt thế kỉ 20, với luật thi đấu đầy đủ hệ thống đòn thế ở cả 3 trường phái striking (đấm đá chỏ gối), grappling (khóa siết) và wrestling (vật). Tuy nhiên, Vale Tudo vẫn phần nhiều thiên về sự "Tự do" (cho phép nhiều đòn thế) chứ chưa phải sự "tổng hợp" Ngoài ra, chúng ta còn có thể nhắc đến một số sự kiện sau - những hoàn cảnh đẩy đến mâu thuẫn giữa sự "tự do" và "tổng hợp":- Năm 1920: Carlos Gracie bất ngờ đại diện cho đại gia Gracie tộc tổ chức sự kiện Gracie Challenge (Lời thách thức của nhà Gracie), gửi lời mời đến võ sĩ của tất cả các môn võ đến giao đấu với luật Vale Tudo. Những trận đấu của gia đình Gracie được làng võ coi như mầm mống của MMA hiện đại. Là những người đã sáng tạo và hoàn chỉnh những bước phát triển đầu tiên bộ môn Brazilian Jiujitsu, gia tộc Gracie xem đây là cơ hội để kiểm chứng bộ môn này – bởi lẽ Brazilian Jiujitsu với hệ thống kỹ thuật khóa siết, không đấm đá trực tiếp vẫn còn là một điều khá mới mẻ. Điều thú vị là gia đình Gracie đã chiến thắng gần hết các trận đấu. Quý độc giả có thể xem kỹ hơn tại bài viết Gracie Challenge – một gia tộc thách thức cả thế giới
- 1963: Gene Lebell (Judo) – Milo Savage (Boxing) xảy ra mâu thuẫn và quyết định tổ chức thách đấu. Do đến từ hai bộ môn khác nhau nên cả hai quyết định sử dụng một bộ luật đã chỉnh sửa - có thể xem như một thể thức võ tự do. Đây được xem là trận võ tự do đầu tiên trong lịch sử truyền thông khi trận đấu được truyền hình đến đông đảo khán giả.
- 1970: Rorion Gracie, một thành viên của gia tộc Gracie (đã nói ở trên) đem khái niệm Vale Tudo truyền bá vào nước Mỹ, góp phần hình thành nên giải đấu võ thuật tổng hợp lớn nhất lịch sử: UFC.