“Hoảng hồn” với clip Đàm Vĩnh Hưng biểu diễn Taekwondo Nhà vô địch Trung Quốc đại bại trước võ sĩ gốc Việt
Võ sư Nguyễn Văn Thơ (1915 - 2004) sinh tại Vũ Thư - Thái Bình. Lên mười tuổi ông đã đi theo và thụ giáo võ học của thầy Trần Vi Xìn (Chen Wei Xin), người được tôn là Tổ sư môn phái nổi danh Thiếu Lâm Sơn Đông hiện nay. Sau mười mấy năm theo thầy đi khắp Đông Dương ông đã được truyền toàn bộ sở học tinh hoa của môn Thiếu Lâm Sơn Đông. Đến năm 1937 cụ Trần Vi Xìn giải nghệ, cụ cho phép các môn đồ của mình truyền bá rộng rãi nền võ học của Thiếu Lâm Sơn Đông và võ sư Nguyễn Văn Thơ chính thức trở thành Trưởng môn Thiếu Lâm Sơn Đông đời thứ 2. Tuân theo sự chỉ dạy của thầy, ông đã trở về quê hương Thái Bình mở những lò võ đầu tiên của mình.
[caption id="attachment_117643" align="aligncenter" width="640"] Cố võ sư Nguyễn Văn Thơ và học trò cưng Xuân Tùng.[/caption]Từ năm 1938 đến năm 1954 là những năm tháng khốc liệt nhưng oai hùng của ông Nguyễn Văn Thơ và các bạn ông. Để có một chỗ đứng trong thời điểm đó, ông và các bạn đã trải qua hàng trăm cuộc thi đấu lớn nhỏ, đặc biệt là trận thắng tâm phục khẩu phục trước Sáu Hổ - độc cô cầu bại của miền Nam. Sau chiến thắng này, không ít các cao thủ phải bái phục trước tài nghệ của ông và biệt hiệu "Hắc Phi Hùng - Nguyễn Văn Thơ"ý nói tài nghệ và khí phách ngang với Hoắc Nguyên Giáp, Hoàng Phi Hồng, những danh gia võ thuật của Trung Quốc và tiếng tăm của môn phái Thiếu Lâm Sơn Đông ngày một vang xa.
[caption id="attachment_117635" align="aligncenter" width="640"] Chiếc cúp cố võ sư Nguyễn Văn Thơ nhận được sau trận tỉ thí với Sáu Hổ năm 1954.[/caption]Sau trận tỉ thí ấy, tiếng nổi như cồn, võ sư Thơ được nhiều người tìm đến bái làm sư phụ. Tuy nhiên, ông đã từ chối, chỉ nhận duy nhất một học trò tên là Lý Ngạch. Theo ông học được 7-8 năm thì hai thầy trò đường ai lấy đi. Lý Ngạch ỷ mình có võ đã tham gia cướp giật trên tuyến tàu hỏa từ Hải Phòng về Hà Nội. Biết chuyện ấy, quá giận, ông đã cạch mặt luôn người đệ tử ấy và tiếp tục “quy ẩn giang hồ”, không nhận học trò nữa.
Mãi đến năm 1973, bởi một “nhiệm vụ đặc biệt” thì ông mới quyết định dạy võ trở lại. Lần này, ông cũng chỉ nhận vài đệ tử. Họ là những đặc công, cảnh sát biệt phái. Võ sư Phạm Xuân Tùng cũng được xếp vào lứa đệ tử này và chỉ duy nhất mình ông không thuộc lực lượng vũ trang. Nhiều năm ở cạnh sư phụ, võ sư Phạm Xuân Tùng biết ai là người sẽ được võ sư Thơ coi là học trò thân thiết, ai là người chỉ có thể là người đến học võ thông thường.
[caption id="attachment_117644" align="aligncenter" width="640"] Võ sư Xuân Tùng được đại lão võ sư Nguyễn Văn Thơ coi như con đẻ.[/caption]“Sư phụ tôi thích ăn chân giò nấu giả cầy lắm! Thế nên, khi ra nhập môn phái, ai được thầy nhắc chuẩn bị lễ gồm một miếng thịt chân giò, 1 bao thuốc lá Thủ đô, 1 chai rượu thì người ấy chắc chắn sẽ được ông quý mến, con như máu mủ mình. Còn những ai mà ông chỉ dặn mang chai rượu, bao thuốc lá, không có món thịt chân giò thì chỉ là người học võ bình thường thôi. Những người này thì lúc nào ông cũng chỉ xưng tôi, gọi anh chứ không thầy, trò gì cả”, võ sư Tùng cho biết.
Theo võ sư Tùng thì sư phụ ông là người bao dung, công bằng chứ không phân biệt đối xử. Ông làm vậy là bởi có mắt tinh đời, nhìn biết ai là người thủy chung, sau trước, ai là kẻ có mầm mống bất trắc, phản đồ. Cũng chính bởi biết nhìn người mà sư phụ ông đã loại khỏi môn phái một đệ tử phản trắc, sẵn sàng “cõng rắn cắn gà nhà”. Video: Tốc độ ra đòn nhanh hơn cả Lý Tiểu Long của sư huynh Trương Trác Khanh https://www.youtube.com/watch?v=j289EFzdXkg C.T (Tổng hợp)