Thời Tam Quốc loạn lạc đã sản sinh ra nhiều danh tướng tài ba, họ cùng với chủ công của mình tả xung hữu đột tạo nên nhiều trận đánh oai hùng. Nhưng để tìm một người dùng thương bậc nhất, phải nói đến Triệu Vân.
Ngũ Doãn Long: Cao thủ Vịnh Xuân thực chiến ngang ngửa Chân Tử Đan. Hé lộ cao thủ Nhật khiến Lý Tiểu Long, Chân Tử Đan phải nể.
Triệu Vân (168-229), tên tự là Tử Long, người vùng Thường Sơn, là danh tướng thời kỳ cuối nhà Đông Hán và thời Tam Quốc ở trong lịch sử Trung Quốc. Ông là người đã góp công lớn vào việc thành lập nhà Thục Hán. Nhờ vào chiến công to lớn của danh tướng thời Thục Hán, Lưu Bị đã phong cho Quan Vũ, Trương Phi, Triệu Vân, Hoàng Trung và Mã Siêu là 'Ngũ Hổ Thượng Tướng', trong đó, Triệc Vân là người đứng đầu. Triệu Vân có ngoại hình hùng dũng, uy phong lẫm liệt, giỏi võ nghệ và có tài thao lược. Từ nhỏ ông đã đam mê và chăm chỉ tập luyện võ thuật, tuy nhiên chưa tìm cho mình được một người thầy ưng ý. Đến năm 18 tuổi, Triệu Tử Long quyết định rời xa quê nhà để nâng cao trình độ võ thuật. Triệu Vân đi, đi mãi suốt 20 ngày tới núi Thái Hàng, khi tới núi Tây Dương Cao thì mệt nhoài, ngồi nghỉ, rồi tìm một nơi trú đỡ để ngày mai lên đường. Tại đây Triệu Tử Long đã gặp được một vị có kung-fu tuyệt đỉnh, nằm ngủ vắt vẻo trên thân cây, khi rớt xuống cành cây khác vẫn ngủ ngon lành như không có chuyện gì. Triệu Tử Long đã xin được làm đồ đệ của võ sư này, và nhờ sự thành tâm, lễ độ với bậc tiền bối mà Triệu Vân được nhận làm đồ đệ. Lão ông râu trắng này không ai khác chính là Bích Vân Đại sư chùa Huyền Chung trên núi Thái Hàng. Triệu Vân hồ hởi theo sư phụ lên núi, ngay trong đêm ông đã truyền dạy sử dụng ảo bí kỹ xảo, cách công, cách phòng của thập bát ban binh khí về đao, thương, kiếm, kích cho Triệu Vân nghe. Đến ngày thứ 82 thì Triệu Vân được Bích Vân Đại sư khuyên nên dùng thương thay vì luyện đao. Cũng kể từ đó, Triệu Vân miệt mài tập luyện cùng cây thương. Tập được 2 năm 2 tháng, tay thương của Triệu Vân đã luyện tới mức lô hỏa thuần thanh, biến hóa tuyệt vời. Vào một sáng mùa thu trời trong khí mát, Triệu Vân từ biệt Bích Vân sư truyền, dấn bước vào thiên hạ. Ban đầu ông đi theo Công Tôn Toản rồi mới phò tá Lưu Bị. Triệu Vân được nhận định là tướng có uy dũng ngoài mặt trận, còn trong màn trướng, ông là người chính trực, lâm sự bình tĩnh, một lòng vì nước, rất được lòng mọi người. Trong việc chính sự, Triệu Vân cũng được xem là người có tư duy nhạy bén, suy nghĩ thấu đáo. Ông là người có công lớn trong các trận quan trọng trong các trận đánh Bác Vọng, Tây Xuyên hay nhiều lần đánh lui quân Tào. Triệu Vân còn vang danh thiên hạ sau lần liều mình phá vòng vây để cứu A Đẩu (Lưu Thiện) con trai của Lưu Bị. Một trong những trận đánh hay nhất của Triệu Tử Long đó là ở Trường Bảng. Năm 208, Lưu Bị giao tranh với Tào Tháo thất bại và phải chạy qua Trường Bản. Tại đây, Triệu Vân liều mình để bảo vệ gia quyến của chủ công. Hình ảnh ông một mình một ngựa tả xung hữu đột giữa hàng vạn quân Tào để giải cứu cho A Đẩu đã minh chứng cho sự trung thành, dũng mãnh của ông. Ngay chính Tào Tháo cũng bất ngờ khi hàng vạn quân của mình bao vây như vẫn để cho Triệu Vân chạy thoát. Nếu như Quan Vũ ngạo mạn, Trương Phi nóng tính thì Triệu Tử Long có những yếu tố để dung hòa tất cả. Trong sự nghiệp cầm quân đánh trận của mình, Triệu Tử Long chưa một lần thất bại. Khi trở về, Lưu Bị đã vứt A Đẩu xuống đất mắng: "Vì mày suýt nữa ta mất một đại tướng!". Trong trận đó, Triệu Vân đã giết được 50 viên tướng Tào, chặt gãy 2 lá cờ to, lấy được gươm báu Thanh Công (Thanh gươm báu mạ vàng của Tào Tháo, có thể chém gãy các loại binh khí). Thanh danh của Triệu Tử Long cũng được biết đến từ khi cứu ấu chúa, một bài thơ tuyệt hay về Triệu Vân trong trận này: "Máu đỏ chan hòa áo giáp hồng. Đương Dương ai kẻ dám tranh hùng. Xưa nay cứu chúa xông trăm trận. Chỉ có Thường Sơn Triệu Tử Long". https://www.youtube.com/watch?v=tuasUAE8I7E V.Đ